Chuyên mục: bán buôn giày vnxk
Một nghiên cứu về “Ngành công nghiệp giày dép Ấn Độ” của Văn phòng công nghiệp và thương mại Ấn Độ cho thấy ngành công nghiệp giày dép trị giá 35 tỉ USD của nước này đang mất nhanh thị phần trên thị trường quốc tế và ngày càng phải nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu của tất cả nam giới, phụ nữ, trẻ em và thể thao.
Nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm thị phần cao nhất với 63% trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ và trong 5 năm qua nhập khẩu giày dép của Ấn Độ đã tăng 132,67%.
D.S. Rawat, Tổng thư ký của ASSOCHAM cho biết “Ngành công nghiệp giày dép Ấn Độ đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm (CAGR) là 15% và dự kiến tăng 25% trong 10 năm tới và có khả năng chạm mốc 60 tỉ USD vào năm 2015 so với mức hiện tại là 35 tỉ USD”.
Theo nghiên cứu, trong khi các khu vực chưa được tổ chức chiếm 70% ngành công nghiệp giày dép và cung cấp 1,8 triệu việc làm trực tiếp. Ngành công nghiệp cung cấp việc làm gián tiếp cho hơn 2 triệu lao động.
Ông Rawat cho biết, xuất khẩu ngành công nghiệp giày dép Ấn Độ đã tăng trưởng từ 63,9 triệu USD lên 195,8 triệu USD, tức là tăng gần gấp 3 lần. Xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,7% trong giai đoạn từ 2001/02 đến 2012/13. Bằng cách phân tích các xu hướng hiện tại, dự báo xuất khẩu sẽ vượt qua mốc 250 triệu USD vào năm 2015. Xuất khẩu dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR là 15% trong 5 năm tới. Có khoảng 75% tổng lượng xuất khẩu giày dép là giày dép nam giới và 25% còn lại là giày dép phụ nữ, trẻ em và thể thao.
Các thị trường giày xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ trong 5 năm qua là Anh, Đức và Mỹ. Anh chiếm khoảng 20% tổng xuất khẩu của ngành công nghiệp giày dép Ấn Độ, trong khi Đức chiếm khoảng 15% và Mỹ chiếm khoảng 10% trong tổng xuất khẩu giày dép của Ấn Độ. Xuất khẩu sang Anh tăng khoảng 45% từ 2008/09 đến 2012/13. Xuất khẩu sang Mỹ tăng khoảng 44%, trong khi xuất khẩu sang Đức tăng khoảng 10% từ 2008/09 đến 2012/13. Tăng trưởng xuất khẩu lên mức cao nhất tại Bỉ. Xuất khẩu sang Bỉ tăng 126,6%.
Những nước nhập khẩu giày dép chủ yếu của Ấn Độ là Trung Quốc, Việt Nam và Italia. Thị phần nhập khẩu cao nhất của Ấn Độ là Trung Quốc chiếm khoảng 63% trong tổng nhập khẩu. Trung Quốc đang bán phá giá hàng hóa tại Ấn Độ với chủng loại phong phú gây ra mối đe dọa cho thị trường giày dép nội địa Ấn Độ. Người dân Ấn Độ thích giày dép Trung Quốc hơn hàng hóa sản xuất nội địa do giá rẻ và mẫu mã đa dạng. Nhập khẩu gia tăng đang hạn chế tăng trưởng của ngành công nghiệp giày dép Ấn Độ.
Trong 5 năm qua, nhập khẩu của Trung Quốc tăng 132,67% và đang chiếm một thị phần lớn đối với tất cả các loại giày dép nam giới, phụ nữ và trẻ em. Nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng nhiều nhất khoảng 295%. Nhập khẩu từ Mỹ giảm nhưng nhập khẩu từ các nước khác tăng lên rất nhiều.
Tỉ lệ giữa xuất và nhập khẩu có xu hướng giảm trong hơn 10 năm, từ gần 30% xuống còn 5,5%, điều này cho thấy xuất khẩu có chiều hướng giảm và nhập khẩu thì tăng. Tuy xuất khẩu của ngành giày dép tăng nhưng nhập khẩu tăng nhiều hơn, bởi vậy tỉ lệ giữa xuất khẩu/ nhập khẩu giảm đáng kể.
Trong 10 nước xuất khẩu giày dép hàng đầu của Ấn Độ, xuất khẩu sang Bỉ ở mức độ cao nhất CAGR là 22,7% trong 5 năm qua, trong khi đó Italia ở mức thấp nhất CAGR là âm 9,1% trong 5 năm qua. Do khối lượng nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Italia gia tăng, nên nhập khẩu hàng Ấn Độ vào Italia giảm đi. Xuất khẩu của Ấn Độ sang Anh và Mỹ khá lớn, chiếm tỷ thị phần lớn nhất là 18,9% và 11,3% theo thứ tự lần lượt.
ASSOCHAM gợi ý thêm rằng ngành công nghiệp giày dép sẽ cải thiện sức cạnh tranh về giá thông qua các hiệu quả của chuỗi giá trị.
Do FDI mang lại quy mô, hiệu quả cho các hoạt động và phương thức quản lý mới nhất cho ngành công nghiệp được hưởng lợi, ASSOCHAM cho rằng, ngành công nghiệp giày dép nên thu hút ngày càng nhiều hơn FDI. Ngành giày dép chỉ thu hút được 5 tỉ rupee FDI (chiếm 0,65% trong tổng FDI của Ấn Độ năm 2012).
Theo Lefaso.org.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét