Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Học cách nắm thị trường giày dép trong bàn tay trước khi mở cửa hàng


Sức mua lớn ngày càng lớn của người tiêu dùng là một trong những thuận lợi cho các nhà kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro. Mở cửa hàng thì không quá khó nhưng để phát triển nó hoàn toàn không phải là điều dễ dàng. Vậy làm thế nào để thành công khi mở cửa hàng kinh doanh giày dép? Câu trả lời chính là hãy học cách nắm thị trường giày dép trong bàn tay trước khi mở cửa hàng.

1. Khảo sát thị trường


Đừng vội vàng lao ngay vào đầu tư. Trước khi đầu tư một lĩnh vực nào đó trước tiên bạn cần có sự am hiểu về nó. Hãy bình tĩnh khảo sát xem thị trường giày dép nào đang sôi động xem cái nào phù hợp với bạn.



Tuy nhiên, sức cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang nói chung và giày dép nói riêng ngày càng lớn, một khi bạn đã xác định đầu tư thì cần phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng.

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh


Tìm hiểu người đi trước và tìm hiểu nguyên nhân họ thành công hay thất bại do đâu là một trong những yếu tố cần để đi đến thành công. Xem thị trường giày dép biến động ra sao? Có bao nhiêu cửa hàng bán giày dép giống như bạn, bao nhiêu cửa hàng thành công và phát triển, bao nhiêu cửa hàng hoạt động chậm và có nguy cơ phá sản, nhượng cửa hàng và tìm hiểu lý do các cửa hàng ấy thành công hay thất bại. Từ đó tránh được những sai lầm không đáng có và học hỏi, phát huy những thế mạnh của họ.


Để thành công bạn cần có bỏ rất nhiều công sức những nghiên cứu, tìm hiểu thi trường cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, bạn không chỉ dừng lại ở việc thăm dò ý kiến dư luận, mà bạn còn phải trực tiếp trở thành khách hàng của họ. Chỉ khi bạn đặt mình vào địa vị khách hàng bạn mới có để đánh giá mức độ hài lòng về phong cách bán hàng, khả năng tư vấn, chăm sóc khách hàng của mỗi cửa hàng đối thủ là gì và điểm mạnh, điểm yếu của họ ở đâu.

3. Xác định đối tượng, thói quen mua sắm

Người tiêu dùng có thể chia làm 3 nhóm chính: nhóm có thu nhập thấp thường sử dụng giày dép giá rẻ, nhóm có thu nhập cao sử dụng sản phẩm của các hãng giày dép cao cấp và nhóm lớn nhất là trung lưu thường mua giày dép đắt tiền, không chấp nhận hàng kém chất lượng.

Bạn cần thực hiện khảo sát thói quen mua hàng của khách hàng để nắm bắt tất cả những thông tin từ họ. Mục đích mua của họ. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm (màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, nhãn hiệu, giá cả…), tần suất và mức độ mua của họ, thói quen mua sắm ra sao (mua online hay xem online rồi qua cửa hàng mua)…


Thông qua những cuộc khảo sát trên, bạn đã có sự phân chia rõ đối tượng khách hàng từ đó có chiến lược kinh doanh mặt hàng giày dép phù hợp. Chúc bạn thành công trên con đường khởi nghiệp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét