Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

Quản lý cửa hàng kinh doanh giày dép thế nào cho hiệu quả




Thị trường giày dép hiện nay với tiềm năng phát triển cực tốt. Chính vì vậy có rất nhiều chủ shop mở cửa hàng kinh doanh mà không hề lường trước được những khó khăn tiềm ẩn bên trong. Bởi khi bắt tay vào kinh doanh là bạn chính thức bước vào thị trường đầy cạnh tranh và thử thách. Để thành công bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản từ khâu trang trí nội thất, đến khâu tìm nguồn hàng, quảng bá sản phẩm,... thì việc quản lý cửa hàng kinh doanh cũng hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ vởi các bạn những bước quản lý cửa hàng  kinh doanh giày dép hiệu quả nhất.

Bước 1: quản lý hàng hóa cửa hàng

Chắc chắn khi bắt đầu kinh doanh bạn sẽ nhập một lượng giày dép lớn với một số loại, kiểu dáng nhằm vào đối tượng mục tiêu. Vì vậy bạn cần xác định hình thức quản lý giày dép sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên dù lựa chọn hình thức nào bạn cũng cần phải thể hiện được những tiêu chí: các sản phẩm đang bán chạy với những mặt hàng nào, số lượng bao nhiêu, thương hiệu nào, giá bán ra làm sao. Sau mỗi một ngày bán hàng bạn cần phải tổng hợp xem đã bán được những sản phẩm nào, sản phẩm nào còn trưng bày để nắm rõ hiệu quả kinh doanh cũng như đảm bảo việc trưng bày giày dép kịp thời, tránh tình trạng hết hàng khi khách hỏi đến mới tìm đến.



Bước 2: quản lý kho hàng

Cũng giống như việc quản lý hàng hóa ở cửa hàng bạn cũng cần theo dõi số lượng sản phẩm đang ở trong kho, sản phẩm nào còn nhiều, sản phẩm nào sắp hết, sản phẩm nào dư tồn nhiều để nhanh chóng đưa ra các chiến lược giảm giá, khuyến mại,...



Mặt khác khi bạn quản lý hàng trong kho để biết xem mặt hàng nào nên nhập thêm, mặt hàng nào không nên nhập hoặc nhập với số lượng nhiều hay ít. Nếu số lượng mặt hàng ít bạn có thể kiểm kê 1 tháng 1 lần nhưng với số lượng mặt hàng nhiều bạn nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng để việc kiểm tra được nhanh và chính xác hơn.

Bước 3: quản lý thu chi

Hãy đưa ra những dự toán cùng những sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng về nguồn tài chính để không bị sốc trước những khoản cần chi. Ban đầu khi kinh doanh chắc chắn sẽ gặp khó khăn nhất định về nguồn thu, trong khi đó lại có rất nhiều khoản phải chi như tiền nhập hàng, tiền thanh toán thuê mặt bằng, trả công nhân viên, tiền vận chuyển,... Vì vậy ngay từ đầu bạn hãy nhập vào sổ sách hoặc theo dõi, tính toán doanh thu từ những số lượng hàng bán ra mỗi ngày. Có những khoản chi cố định nên bạn hãy lên kế hoạch tính toán, lập kế hoạch để luôn có đủ khoản tiền nhất định và phải đảm bảo có những khoản dư khác để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra.



Bước 4: quản lý nhân viên bán hàng

Một trong những bước quan trọng trong việc quản lý cửa hàng kinh doanh giày dép chính là việc quản lý nhân viên bán hàng. Bạn cần lên kế hoạch cụ thể xem bạn sẽ thuê bao nhiêu nhân viên bán hàng, nhân viên làm theo ca, cả ngày, mức lương, trợ cấp,... Tất cả bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể để đảm bảo việc quản lý được hiệu quả.

Hiện nay bạn có rất nhiều phương pháp để quản lý sản phẩm, kho hàng, thu chi, nhân viên,... Tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu, số lượng hàng hóa, ngân sách để bạn lựa chọn cách quản lý phù hợp.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét