Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

6 bước mở shop kinh doanh giày dép hiệu quả



Rất nhiều nhà kinh doanh thành công được ấp ủ từ những ý tưởng tuyệt vời. Tuy nhiên, chỉ nuôi một ý tưởng tuyệt vời lại không thể đảm bảo cho việc kinh doanh thành công. Có rất nhiều trường hợp mà người thành lập chỉ dừng lại tập trung vào sản phẩm, nguyên mẫu, bằng sáng chế… mà bỏ qua các khía cạnh khác. Chỉ phát triển để có một sản phẩm hoàn hảo không có nghĩa là khách hàng sẽ ngay lập tức đổ xô đến với shop kinh doanh giày dép của bạn. Vậy những điều gì là quan trọng nhất khi bắt tay vào thực hiện việc mở shop bán buôn giày dép.


1.Ý tưởng kinh doanh


Thứ mà ai cũng đang cố gắng tìm kiếm, chỉ là chưa tìm ra hoặc tìm chưa đúng phương pháp. Nhưng tất cả họ đều có một mục đích chung trong giai đoạn đầu là phải tìm được ý tưởng có lợi nhuận lâu dài, bền vững, lãi cao, dễ thực hiện, không mất nhiều vốn đầu tư. Chỉ khi nào xác định được ý tưởng kinh doanh thì mọi người mới đầu tư và thực hiện bỏ vốn, thu người về làm thuê, xây dựng kế hoạch Marketing. Xác định sai ý tưởng kinh doanh thì coi như người đầu tư mất 70% cơ hội thành công với ý tưởng đó. Khi tìm ra ý tưởng sai, tất cả mọi hoạt động đều sai, và kết quả là thất bại.



2. Xác định đối tượng và nhu cầu khách hàng

Sau khi có ý tưởng kinh doanh, bạn nên nghiên cứu xem cửa hàng của mình nên hướng đến đối tượng kinh doanh nào, ví dụ như: nam – nữ công sở, học sinh – sinh viên, trẻ em, người già… Việc xác định đối tượng kinh doanh ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn địa điểm cũng như nguồn hàng.

Hiểu rõ khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng dẫn tới thành công trong kinh doanh. Để thu hút và níu giữ khách hàng trong thị trường cạnh tranh ngày nay, bạn cần làm hài lòng, làm tốt hơn sự mong đợi của họ và phải phán đoán, tìm hiểu, đáp ứng như cầu tiềm năng của người mua. Hãy định hình rõ đối tượng mà shop của bạn hướng đến (giới tính, độ tuổi, thu nhập, khả năng chi trả,…) từ đó lựa chọn sản phẩm cho phù hợp. Khi bạn tìm được khách hàng của mình thì nên trả lời tiếp các câu hỏi như: họ đang ở đâu? Quan tâm gì? Sau khi xác định được quan tâm của khách hàng bạn sẽ biết cách nên nhập mẫu giày dép gì, bán buôn giày với mẫu mã ra sao và lên 1 kế hoạch quảng cáo thích hợp nhắm đến đối tượng này.



3. Chuẩn bị nguồn vốn

Đây là vấn đề đầu tiên cần xem xét khi bạn bắt tay khởi nghiệp kinh doanh. Tìm nguồn vốn ở đâu và sử dụng như thế nào là điều băn khoăn của rất nhiều người. Trước tiên, bạn cần xác định quy mô và hình thức kinh doanh mới có thể quyết định được mức vốn cần thiết để mở shop giày dép.

4. Tìm nguồn hàng

Có 3 nguồn hàng giày dép mà bạn có thể xem xét. Thứ nhất là lấy tại các chợ đầu mối hoặc các chợ cửa khẩu, thứ hai là đặt hàng tại các xưởng gia công và thứ ba là đặt hàng tại nước ngoài. Tùy vào tiềm lực vốn cũng như đối tượng kinh doanh mà bạn lựa chọn các mối lấy sỉ giày dép khác nhau.


5. Chọn địa điểm kinh doanh

Như đã nói ở trên, việc xác định địa điểm mở shop phụ thuộc rất lớn vào đối tượng kinh doanh mà bạn hướng tới. Lựa chọn được địa điểm kinh doanh phù hợp đã chiếm đến 50% thành công. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh giày dép nam hoặc nữ công sở thì nên mở shop tại những khu phố đông dân cư, gần các khu văn phòng, trung tâm thương mại, còn nếu đối tượng của bạn là học sinh – sinh viên thì địa điểm thích hợp nhất để mở shop chính là khu vực gần trường học…

6. Chiến dịch quảng cáo

Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay thì marketing là điều không thể thiếu để kinh doanh thành công, đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến thời trang. Cửa hàng online luôn là công cụ hiệu quả để quảng bá thương hiệu. Bạn có thể thiết kế website giày dép để sở hữu cho mình một kênh đắc lực để tiếp cận với khách hàng. Ngoài ra, xây dựng fanpage giờ đây là điều bắt buộc khi kinh doanh để bạn có thể kết nối với khách hàng và quảng bá cho các chương trình khuyến mãi hay sự kiện.


Có lẽ bạn đã nghe câu nói: "Hãy theo đuổi những gì bạn làm và tiền sẽ đuổi theo bạn", thế nhưng trên thực tế mọi việc không hoàn toàn giống với triết lý đó. Đam mê là chìa khoá của thành công, nhưng để kinh doanh có lợi nhuận, bạn cần cung cấp giá trị nhất định mà khách hàng đang tìm kiếm. Người tiêu dùng sẽ không quan tâm bạn đang theo đuổi ước mơ hay không, họ chỉ chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét